Thư viện kiến

Kiếm soát kiến

Kiểm soát kiến có thể rất khó khăn, tuy nhiên, nếu không biết một vài tập tính này của kiến thì nó có thể khiến cho bạn rất đau đầu đấy:

  • Lối vào: Kiến có thể đột nhập vào nhà bạn qua những lỗ nhỏ nhất, tìm kiếm nước, thực phẩm ngọt, béo ngậy trong chỗ đựng thức ăn, nhà bếp hoặc trong kho.
  • Dấu vết mùi: Kiến để lại một vệt hóa học có hóc môn của nó cho những con khác theo dõi khi nó đã xác định được nguồn thức ăn.
  • Vị trí tổ: Chúng có thể làm tổ ở bất cứ đâu trong và xung quanh nhà bạn; trong bãi cỏ, tưởng, gốc cây, dưới móng nhà.
  • Số lượng kiến: Một “đội quân” kiến có số lượng từ 300,000 đến 500,000 con và toàn bộ kiến có thể bỏ tổ và rời đi nhanh chóng nếu chúng thấy bị đe dọa
  • Dòng đời của kiến: Một “đội quân” có thể duy trì thời gian tương đối dài. Kiến thợ có thể sống đến 7 năm và kiến chúa thì có thể tận 15 năm.
  • Tự diệt kiến: Hầu hết những phương pháp tự làm chỉ giết chết những con mà bạn nhìn thấy. Một phương pháp trị kiến thực sự hiệu quả có thể xâm nhập và phá hủy tổ ngăn ngừa chúng quay trở lại. Ngoài ra, các biện pháp khắc phục này sẽ khác nhau nếu gặp những loại kiến khác nhau.

Dòng đời và Sinh sản

Vòng đời của kiến được chia làm 4 giai đoạn rất khác biệt: Trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Thông tường phải mất vài tuần đến vài tháng để kiến có thể kết thúc chu kỳ này và hoàn toàn trường, tùy thuộc vào mỗi loài và yếu tố môi trường

Trứng

Một con kiến cái khi giao phối thành công với kiến đực sẽ trở thành một con kiến chúa đẻ trứng. Kiến chúa sẽ chọn một nơi có mái che để bắt đầu làm tổ và đẻ trứng. Trứng kiến rất nhỏ – đường kính 0,5mm. Trứng có hình bầu dục, màu trắng và trong suốt.

Ấu Trùng

Sau khoảng 1,2 tuần ở giai đoạn trứng, một con ấu trùng giống kiến không, giống con non nở ra. Giai đoạn này con non rất phàm ăn và những con kiến trưởng thành phải dành hầu hết thời gian của nó cho việc kiếm thức ăn và chất lỏng giúp con non phát triển.

Nhộng

Sau khi ấu trùng lột xác và lột da, chúng chuyển sang giai đoạn nhộng. Nhộng trông có vẻ giống một con trưởng thành ngoại trừ chân và râu của chúng được gấp lại và ép vào cơ thể nhộng. Ban đầu, nhộng kiến có màu trắng, nhưng dần dần có màu đậm hơn khi lớn hơn. Tùy thuộc vào mỗi loài, nhộng có thể được nhốt trong kén để bảo vệ.

Gọi ngay 0984.484.844

KIẾN TRÔNG THẾ NÀO?

Những con kiến trưởng thành của mỗi loài kiến luôn có sự đa dạng về hình dáng cũng như kích thước nhưng chúng sẽ thuộc một trong ba nhóm kiến thợ, kiến chúa, kiến đực. Kiến chúa là những con cái có khả năng đẻ tất cả trứng trong tổ kiến. Kiến thợ là những con kiến cái không có cánh có nhiệm vụ đi kiếm thức ăn, nuôi ấu trùng, duy trì tổ kiến, bảo vệ tổ và không thể sinh sản. Kiến đực có cánh và nhiệm vụ duy nhất của chúng là giao phối với kiến chúa trong quá trình tạo đàn.

LÀM SAO ĐỂ CHÚNG TA THOÁT KHỎI KIẾN?

BIOX đã được huấn luyện để kiến soát kiến và những loài côn trùng tương tự. Mỗi tòa nhà và mỗi hộ gia đình đều khác nhau, nhân viên BIOX của bạn sẽ thiết kế một chương trình diệt kiến đặc biệt và phù hợp với mỗi gia đình, công ty.

Loại bỏ kiến ra khỏi nhà của bạn là một quá trình liên tục, không thể giải quyết trong một lần. Giải pháp của BIOX là liên tục thực hiện 3 bước để giúp bạn tránh khỏi tình trạng này đó là Đánh giá, Thực Hiện và Giám Sát.

KIẾN ĐÃ VÀO NHÀ BẠN THẾ NÀO?

Vệ sinh kém là nguyên nhân chính của việc kiến xâm nhập vào nhà bạn. Để bát đũa bẩn trong bồn rửa, cặn thức ăn trên bàn, vụn trên sàn và thùng rác không được đổ thường xuyên chính là nguồn cung cấp thức ăn cho kiến. Với việc để kiến xâm nhập vào nhà như vậy rất có thể sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng nếu chúng xây tổ trong tường nhà bạn, dưới cỏ hoặc dưới nền móng nhà.

VẤN ĐỀ VỀ KIẾN NGHIÊM TRỌNG THẾ NÀO?

Một trong những vẫn đề lớn nhất của kiến chính là chúng làm ô nhiễm thực phẩm. Kiến mang vi khuẩn trên cơ thể và sẽ lây lan khi chúng bò trong tủ đựng thức hoặc hoặc trên bàn cơm. Chỉ có vài loài kiến được biết đến là nguyên nhân truyền bệnh, nhưng việc tìm thấy bất kỳ loại kiến nào trong hàng hóa, nơi đựng thức ăn hoặc bất cứ đâu trong nhà quả là một trải nghiệm khó chịu.

Một số loài khác như kiến thợ mộc và kiến lửa lại là nguyên nhân của vài vấn đề khó chịu nữa. Sự phá hoại của một bầy kiến thợ mộc có thể gây thiệt hại đáng kể cho bạn bằng việc chúng tạo ra những con đường bên trong đồ gỗ. Kiến lửa sẽ đốt, tạo cảm giác đau ở vết cắn và vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với những người nhạy cảm với việc bị kiến đốt thậm chí có thể gây ra dị ứng.