Xác định côn trùng có lợi và có hại để phòng trừ

Khi bạn tìm thấy một loài côn trùng giống loài gây hại trong bãi cỏ hoặc khu vườn của bạn, bản năng đầu tiên của bạn là gì? Giống như rất nhiều người khác, phản ứng ban đầu của bạn có lẽ là giết nó. Bởi vì, những con côn trùng trong nhà cửa hoặc khu vườn của bạn thật đáng sợ phải không? 

Xác định côn trùng có lợi và có hại để phòng trừ

Có thể phản ứng của bạn như vậy là rất bình thường, vì rất nhiều loài côn trùng gây hại và có vẻ ngoài gớm ghiếc. Ví dụ như những con gián, bọ mạt, rệp vốn đang là những loài không những xấu xí mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Nhưng bên cạnh đó thì cũng có những loài côn trùng có lợi đối với tự nhiên.  Ví dụ như những loại dưới đây.

Mặc dù có thể khó tin nhưng 97% côn trùng có lợi cho con người và môi trường. Nhưng thật không may là đôi khi những côn trùng có ích đó lại thường bị nhầm lẫn với côn trùng có hại và phải gánh chịu sự đối xử mà vốn những loài gây hại kia đáng phải chịu. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt và xác định loài côn trùng nào có lợi. Bằng cách đó, lần tới khi bạn phát hiện một con côn trùng trong bãi cỏ hoặc khu vườn của mình, bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi giết nó nhé.

Những loại côn trùng giúp ích gì?

Vậy côn trùng chính xác thì sẽ có lợi ở điểm nào? Côn trùng có ích thực hiện các chức năng quan trọng của môi trường thông qua việc:

  • Thụ phấn
  • Làm tơi đất
  • Phân hủy vật liệu chết và chất thải
  • Làm thức ăn cho động vật.
  • Ăn thịt côn trùng có hại
  • Sản xuất các sản phẩm có lợi cho con người như mật ong và tơ

Trong các khu vườn hay đất trồng trọt của chúng ta, những loài côn trùng này giúp bảo vệ sân vườn của chúng ta khỏi côn trùng có hại, thụ phấn cho cây trồng và thậm chí hỗ trợ làm thoáng đất. Việc giữ những loài côn trùng có ích trong khu vực của bạn là một phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường và hệ sinh thái. Đó chính là lý do tại sao bạn nên thận trọng trước khi giết một trong những loài côn trùng này.

Sự khác biệt giữa loài côn trùng có lợi và gây hại.

Trong khi côn trùng có ích đang thụ phấn cho cây và làm thoáng đất, thì côn trùng có hại lại chăm chỉ ăn và tàn phá cây cối, phá cỏ và xâm nhập vào nhà của chúng ta để tìm kiếm thức ăn. 

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa côn trùng có lợi và có hại, chúng ta hãy tìm hiểu một số loài côn trùng có thể có trong bãi cỏ hoặc khu vườn của bạn. 

Côn trùng có lợi 

Có hai loại côn trùng có ích chính: côn trùng ăn thịt và ký sinh. Động vật ăn thịt ăn sâu bọ và giúp loại bỏ chúng khỏi bãi cỏ của bạn. Ấu trùng của những loài này thậm chí còn đói hơn cả khi chúng được sinh ra. Ký sinh trùng nhỏ hơn vật chủ gây hại. Sau khi những loài có ích này đẻ trứng vào thân thể của côn trùng có hại, hoặc gần với nơi sinh sống của chúng, sau một thời gian ấu trùng sẽ nở ra và hủy hoại sâu bọ từ bên trong. 

Một số côn trùng có ích phổ biến là:

Bọ rùa. Bọ rùa là loài bọ săn mồi ăn rệp. 

Những con bướm. Bướm giúp thụ phấn cho hoa. 

Ong mật. Ong mật là một trong những loài thụ phấn lớn nhất trong hành tinh của chúng ta. Nhờ vào ong mà hầu hết những khu vực trồng cây nông nghiệp hay công nghiệp của chúng ta đều giảm thiểu được chi phí và công sức thụ phấn nhân tạo cho cây trồng. Mật ong thu được trong quá trình ong thu thập mật hoa còn mang lại nhiều lợi ích và kinh tế cho con người nữa

Rệp sáp Midge. Đúng như tên gọi của nó, rầy mềm midge là một loài côn trùng săn mồi ăn rệp . 

Bọ cánh xanh. Loài côn trùng săn mồi này cũng ăn rệp, sâu bướm, ruồi trắng . 

Bọ cam . Bọ cam không ưa thích các loài gây hại, chúng sẽ ăn bất cứ con nào xuất hiện trong tầm nhìn của chúng.

Côn trùng gây hại.

Như đã đề cập trước đó, 97% côn trùng có lợi hoặc lành tính. Có nghĩa là vẫn có 3% côn trùng sẽ gây hại cho môi trường và nhà ở của chúng ta. 

Dưới đây là một số loài gây hại phổ biến:

Sâu ăn lá. Sâu ăn lá làm rụng lá các cây thuộc họ cà chua và phá hoại các cây thuộc họ khoai tây. 

Bọ cánh cứng Nhật Bản. Bọ cánh cứng Nhật Bản có thể nuốt chửng bất kỳ loài thực vật nào nó tìm thấy.

Con bọ xít. Loài côn trùng này không chỉ có mùi hôi, bọ xít còn ăn trái cây và rau quả. Không những thế, nếu bị loài côn trùng này đái vào mắt thì sẽ gây bỏng nhẹ, cần phải nhanh chóng rửa và xử lý kịp thời vết thương. Nếu bị dính trên da thì sẽ làm cả vùng da đau xót.

Ong bắp cày. Không giống như ong mật, ong bắp cày ít có khả năng thụ phấn môi trường hơn nhiều. Thêm vào đó, những vết đốt đau đớn của chúng có thể đe dọa tính mạng đối với những người bị dị ứng nặng. 

Rệp mềm. Rệp hút chất dinh dưỡng từ thực vật và tạo ra chất “honeydew” được biết là sẽ thu hút kiến . 

Con mối. Mối không chỉ có thể phá hủy sân vườn của bạn và ăn lớp gỗ ẩm, mà chúng còn có thể sử dụng khu vườn của bạn như một lối đi để xâm nhập vào trong ngôi nhà của bạn. 

Muỗi. Những con côn trùng hút máu này là động vật chết chóc nhất trên thế giới , được biết đến là vật trung gian truyền bệnh Sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh đe dọa tính mạng khác. 

4 cách để xác định côn trùng có lợi hay có hại

Mặc dù một số loài gây hại có thể rất dễ xác định, nhưng việc so sánh các loại bọ với nhau nhiều khi có thể hơi khó hiểu. Để giúp bạn xác định đó là loại côn trùng nào, hãy xem các đặc điểm sau để xác định côn trùng trong bãi cỏ của bạn:

1. Kiến thức về côn trùng từ sách vở

Bước đầu tiên là tự học về các loài côn trùng phổ biến nhất trong khu vực của bạn. Làm quen với sự xuất hiện của các loài có ích và sâu bệnh. Tất nhiên là không nên chỉ dừng ở đó, mà bạn còn phải nhận thức được ấu trùng của những loại này nữa. Bởi vì thông thường thì ấu trùng sẽ có ngoại hình hoàn toàn khác so với côn trùng trưởng thành.
Ví dụ, ấu trùng bọ rùa là loại côn trùng có gai nhỏ, màu đen và vàng. Nhìn thoáng qua, bạn có thể nghĩ đây là những loài côn trùng có hại và cố gắng loại bỏ chúng khỏi bãi cỏ hoặc khu vườn của bạn. Đó có thể là điều tồi tệ nhất bạn làm. Bởi lẽ ấu trùng bọ rùa, hoặc là nhiều ấu trùng có ích khác chúng ăn sâu bọ nhiều hơn đáng kể so với côn trùng trưởng thành. 

Vì vậy, hãy tìm hiểu cả về ấu trùng, hãy xem chúng có ngoại hình như thế nào, khu vực sống và thức ăn của nó. Vừa có thêm kiến thức sinh học vừa không giết nhầm loài tốt.

2. Quan sát các loài côn trùng

Tiếp theo đó, hãy quan sát côn trùng sống trong khu nhà ở của bạn xem chúng trông như thế nào. Quan sát xem các con vật nhỏ bé này đang làm gì, số lượng có đông đúc không. Bởi vì số lượng côn trùng nhiều hay ít có thể là dấu hiệu của sự lây nhiễm của côn trùng có 
 hại, nếu xuất hiện nhiều quá thì chúng sẽ xâm nhập vào nơi ở của bạn.

3. Xác định côn trùng

Sau khi quan sát côn trùng và nhận thức về sự xuất hiện của các loài có ích và sâu bệnh, bạn sẽ có thể xác định thể loại của các loài côn trùng xung quanh nhà của bạn. 

Từ đó, bạn sẽ có thể tìm ra cách tốt nhất để kiểm soát quần thể côn trùng hoặc thực hiện các bước tiếp theo để diệt côn trùng khỏi nơi ở.

4. Liên hệ dịch vụ diệt côn trùng

Nếu bạn không thể xác định được côn trùng là có lợi hay hại, hoặc không thể phán đoán được sức ảnh hưởng của chúng. Bởi vì có một số loài vốn là loại côn trùng có lợi, nhưng nếu sống ở gần nhà bạn thì lại sẽ gây hại ví dụ như mối. Hãy liên hệ với chuyên gia kiểm soát dịch hại Biox. Chúng tôi sẽ có thể xác định xem côn trùng là côn trùng có lợi hay là dịch hại và đề xuất các bước xử lý tiếp theo nếu cần thiết. Chúng tôi khuyên bạn nên chụp ảnh loại côn trùng được phát hiện để chuyên gia dịch hại của chúng tôi biết chính xác những gì bạn đang đối mặt.


 

Ngày cập nhật:
2020-10-20

Xem thêm