THƯ VIỆN MUỖI
Kiểm soát muỗi
Hãy bắt đầu kế hoạch xử lý muỗi với chuyên gia quản lý dịch hại của bạn để họ có thể kiểm tra kỹ lưỡng và có thể xác định được loại muỗi. Sau khi kiểm tra và nhận dạng hoàn tất, họ sẽ giúp bạn lên kế hoạch ngăn ngừa xử lý với những lời khuyên cả về loại bỏ nguồn cũng như sử dụng thuốc diệt muỗi. Một số phương pháp để loại bỏ bớt nguồn muỗi bao gồm:
Giảm Nguồn Sống:
- Xác định nguồn sống của chúng – Chuẩn bị một biểu đồ nhà của bạn cho biết những vị trí muỗi có thể và đang phát triển
- Khiến chúng tránh xa nhà bạn – Đưa lời khuyên để chung không bay vào nhà bạn
- Loại bỏ nơi ẩn náu – Đưa ra lời khuyên về việc kiểm soát thảm thực vật xung quanh nhà bạn vì muỗi rất thích nơi có cây cối và nước
Xử Lý Muỗi:
- Xử lý cây cối – Dùng thuốc xịt côn trùng ở những nơi có nhiều cây cối mà muỗi hay ẩn nấp
- Xử lý nguồn nước – Dùng chất xử lý tăng trưởng của muỗi để ngăn chặn sự phát triển của chúng
- Ngăn ngừa sản sinh – Áp dụng các sản phẩm diệt côn trùng để xử lý
Những dấu hiệu của dịch muỗi
Dấu hiệu hoạt động của muỗi bao gồm tiếng vo ve của con cái và những vết đốt của chúng. Mỗi người có cách phản ứng khác nhau với những vết đốt, từ kích ứng nhẹ đến viêm và sung dữ dội. Sự xuất hiện của nước đọng cũng cung cấp cho chúng them môi trường sống và sinh sản. Trứng muỗi thường được tìm thấy trong các khu vực như chậu nước cho vật nuôi, chậu cây cối.
Hành vi, chế độ ăn uống và thói quen
Muỗi thường được biết đến nhiều nhất bởi thói quen của những con cái trưởng thành là đi hút máu để có thể giúp trứng của chúng phát triển. Những điều chúng ta ít biết là muỗi trưởng thành cả đực cả cái đều lấy mật từ hoa. Các giai đoạn trưởng thành của chúng thường nằm ở nơi nước đọng và các ấu trùng trứng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau tùy thuộc vào loài.
Ấu trùng muỗi ăn gì?
Chúng tiêu thụ hầu hết các chất hữu cơ và các sinh vật vi sinh nhỏ dưới nước. Tuy nhiên một vài loài lại là những con săn mồi và sẽ ăn những con muỗi khác. Muỗi trưởng thành thường hoạt động chủ yếu vào chiều tối đến khi mặt trời mọc nhưng chúng cũng có thể hoạt động ở những nơi có bóng dâm bao phủ hoặc vùng tối. Chúng không thường xuyên hoạt động nơi có ánh sáng mặt trời vì nó sẽ khiến chúng mất chất ẩm và chết.
Vòng đời và Sinh Sản
Sinh Sản
Con đực dùng râu của mình để xác định vị trí của con cái. Sau khi giao phối, con cái thường kiếm “mồi” để hỗ trợ cho việc đẻ trứng. Nó thường đặt trứng vào những nơi đọng nước, những nguồn con người vô tình tạo ra như bồn tắm, xô, những vùng bùn. Số lượng trứng tùy theo loài khác nhau nhưng có thể lên đến 100 quả mỗi lần đẻ trứng.
Các bước phát triển
Ấu trùng muỗi hay còn được gọi là loăng quăng vì cách mà chúng chuyển động. Loăng quăng sẽ ăn cho đến khi chúng sẵn sàng lột xác để trở thành nhộng. Từ nhộng chúng sẽ tiếp tục ăn và trưởng thành.
Sự khác nhau giữa muỗi đực và muỗi cái
Sự khác nhau giữa muỗi đực và muỗi cái rất khó để nhìn ra nếu chúng to ko sử dụng kính lúp hoặc kính hiển vi để quan sát. Tuy nhiên, những điểm khác nhau khác có thể dễ dàng nhận thấy nếu chúng ta biết về nó bao gồm:
- Muỗi cái cắn – Muỗi cái sẽ có tập tính hút máu người còn muỗi đực thì không. Tuy nhiên, một số ít loài muỗi thì lại không có tập tính hút máu mà chỉ ăn mật hoa thực vật, phấn hoa giống như con đực.
- Vòi muỗi – Vòi của muỗi cái trơn còn muỗi đực sẽ có nhiều lông hơn
- Ăng ten – Lông trên vòi ăng ten muỗi giúp nó có khả năng nghe được. Ăng ten của con đực nhiều lông và to hơn còn con cái thì “trơn” hơn và có ít lông hơn
- Kích thước – Thông thường, trong cùng 1 loài, con đực thường bé hơn con cái và có vòng đời ngắn ngủi à